TỦ LẠNH TỐN BAO NHIÊU ĐIỆN 1 NGÀY? CÁCH TIẾT KIỆM ĐIỆN TỦ LẠNH

Công suất tiêu thụ điện tủ lạnh

Bạn đã tự hỏi tủ lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày chưa?. Hãy cùng Dungcunhabep giải đáp và tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!

1. Tủ lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày

Công suất tiêu thụ điện

Công suất tiêu thụ điện hay còn gọi là công suất điện. Nó thể hiện tốc độ một thiết bị sử dụng năng lượng tiêu thụ. Đây là tiêu chí để tính số điện trong một gia đình, hộ kinh doanh, doanh nghiệp. Số liệu này được nhà sản xuất ghi rõ trên nhãn của sản phẩm, thiết bị điện tử.

Tùy thuộc vào tủ lạnh, công nghệ của chiếc tủ. Công suất của mỗi máy sẽ khác nhau. Tuy nhiên chúng ta có công thức chung để biết tủ lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày ở công thức sau.

Để tính công suất tiêu thụ điện của tủ lạnh cũng như các thiết bị điện khác đều được tính theo công thức sau:

A= P x t

Trong đó:

+A là điện năng tiêu thụ của tủ lạnh trong thời gian t(w.h)

+P là công suất của tủ lạnh(W)

+t là thời gian hoạt động của tủ lạnh (h: giờ)

Lưu ý: Công suất tủ lạnh tiêu thụ điện năng được quy ước là W, KW (Với 1KW = 1 số điện = 1000W).

Công suất tiêu thụ điện tủ lạnh

Công suất tiêu thụ điện tủ lạnh

Tủ lạnh tốn bao nhiêu điện

Ví dụ: Một tủ lạnh có công suất tiêu thụ là P=239W, giả sử trong 1 ngày tủ lạnh hoạt động liên tục trong t (h) là t=24h. Vậy sẽ tiêu tốn điện năng là:

Áp dụng công thức A= P x t

A= 200×24= 4800( Wh)= 4,800 (kWh)

=>A= 4,800 kWh = 4,800 số điện

Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt của EVN được áp dụng theo Quyết định 648/QĐ-BCT với mức giá bán lẻ điện bình quân điện sinh hoạt bậc 1 (Từ 0-50 kWh) là 1,678đ/ kWh (giá cũ là 1.549 đồng/kWh)

Vậy áp dụng vào ví dụ trên ta có thể tính được lượng điện tiêu thụ trong 1 ngày như sau: 

4,800 x 1,678 = 8,0544 (VNĐ)

Số tiền trả cho 1 tháng sẽ là:

8,0544 x 30 =241,632 (VNĐ)

ủ lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày?

Tủ lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày?

2. Cách tiết kiệm điện tủ lạnh

Tủ lạnh là thiết bị điện tiêu tốn khá nhiều điện năng trong gia đình. Tuy nhiên, để tiết kiệm điện năng đối với tủ lạnh là điều không phải ai cùng biết. Hãy cùng dungcunhabep liệt kê một số mẹo nhỏ sau đây trong việc tiết kiệm điện tủ lạnh ngay nhé!

Không mở tủ lạnh quá lâu, quá nhiều lần

Khi bạn vô ý khi mở tủ lạnh quá lâu, quá nhiều lần trong ngày. Điều này sẽ gây ra những tác hại không mong muốn. Đầu tiên, tất nhiên là sẽ tiêu tốn điện năng của gia đình. Tủ lạnh có khả năng tự ngắt nghỉ khi đã đạt đến độ lạnh nhất định. Tuy nhiên khi cửa bị hở hay mở nhiều lần làm hơi lạnh thoát ra ngoài. Điều này làm cho tủ chạy liên tục, mức độ tiêu thụ điện tăng cao.

Không chỉ như vậy, điều này sẽ rất có thể làm cho đồ ăn của bạn bị hỏng. Tủ lạnh sẽ bị hỏng bên trong gây ra một số vấn đề như tủ lạnh kêu to, tủ lạnh vẫn chạy mà không lạnh…

Không mở tủ lạnh quá lâu, quá nhiều lần

Không mở tủ lạnh quá lâu, quá nhiều lần

Thường xuyên lau chùi, dọn dẹp tủ

Việc lau dọn tủ là điều hoàn toàn quan trọng khi sử dụng tủ lạnh. Để chiếc tủ sạch sẽ, trơn tru và tiết kiệm điện việc lau dọn là điều quan trọng.

Việc lau chùi, dọn dẹp sẽ giúp cho tủ lạnh không bị tắc nghẽn bởi dị vật. Không bị tắc nghẽn, làm giảm sự sinh sôi, nảy nở của nấm mốc. Việc lau dọn tủ nên thường xuyên và định kỳ khoảng 2 đến 3 tuần/lần.

Tủ lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày? Cách tiết kiệm điện tủ lạnh

Tủ lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày? Cách tiết kiệm điện tủ lạnh

>> Xem thêm Tủ lạnh Inverter là gì? Top 5 tủ lạnh Inverter tốt trên thị trường.

Không đặt quá nhiều thực phẩm vào trong tủ

Trong việc đặt thực phẩm vào tủ không nên nhồi nhét quá nhiều thực phẩm vào trong tủ. Việc đặt quá nhiều sẽ gây sức ép vào tủ, rất có thể gây hư hỏng cho tủ.

Đặc biệt khi đặt nhiều thực phẩm quá nhiều, hơi lạnh sẽ không tỏa hết đến thực phẩm. Ngược lại làm cho máy nén của tủ phải làm việc vượt công suất từ đó gây tiêu tốn điện năng. Vậy nên, hãy đặt thực phẩm hợp lý để tiết kiệm điện và đảm bảo an toàn cho tủ.

Không đặt quá nhiều thực phẩm vào tủ

Không đặt quá nhiều thực phẩm vào tủ

Rửa sạch, bọc kín thực phẩm

Việc rửa và bọc kín thực phẩm giúp cho thức ăn trông sạch sẽ, chứa nhiều dinh dưỡng. Giúp cho tủ lạnh được ngăn nắp.

Ngoài ra việc bọc kín, làm cho chiếc tủ được điều hòa hơi lạnh hoạt động với công suất vừa đủ, tiết kiệm điện năng.

Rửa sạch, bọc kín thực phẩm

Rửa sạch, bọc kín thực phẩm

Không nên để thức ăn nóng vào tủ lạnh

Việc để thức ăn nóng làm cho thực phẩm có nhiều hại hơn so với ta tưởng tượng. Điều này sẽ làm cho hàm lượng chất dinh dưỡng bị giảm mạnh. Việc thức ăn quá nóng sẽ làm cho máy nén hoạt động quá công suất từ đó điện năng tăng.

Không nên để thức ăn nóng vào tủ lạnh

Không nên để thức ăn nóng vào tủ lạnh

Hạn chế đặt gần thiết bị tỏa nhiệt

Thiết bị tỏa nhiệt đó có thể là bếp gas, lò vi sóng..hay các thiết bị khác. Nhiệt độ quá cao ảnh hưởng sẽ khiến cho khả năng vận hành của máy gặp vấn đề nhất là máy nén khi phải vận hành liên tục. Vừa gây hư hỏng lại tăng công suất tiêu thụ điện.

Vậy nên, bạn có thể đặt tủ ở những vị trí thông thoáng, rộng rãi giúp cho tủ lạnh vận hành mượt mà, tiết kiệm điện năng.

Hạn chế đặt gần thiết bị tỏa nhiệt

Hạn chế đặt gần thiết bị tỏa nhiệt

>> Tìm hiểu Cách chở tủ lạnh bằng xe máy đúng cách, an toàn tại đây.

Tới đây, bài viết Tủ lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày?Cách tiết kiệm điện tủ lạnh xin được tạm dừng tại đây. Hy vọng dungcunhabep đã đến cho bạn những thông tin hữu ích dành cho bạn trong việc tiết kiệm điện năng tủ lạnh. Xin cảm ơn và cùng đón chờ những bài viết tiếp theo trên dungcunhabep nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0862868096